-
-
-
Tổng cộng:
-
Luật Nhân Quả là giáo lý căn bản nhất, quan trọng nhất của đạo Phật. Toàn bộ giáo lý của đạo Phật đều đặt trên nền tảng của luật Nhân Quả. Luật Nhân Quả là một nguyên lý tự nhiên của vũ trụ, Đức Phật là bậc Thánh vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ngài đã tự khám phá và thấu rõ đường đi của luật Nhân Quả. Chỉ cần ta vận dụng đúng thì sẽ mở được cánh cửa thành công đối với đời sống cũng như sự tu tập.
Luật Nhân Quả là một nguyên lý tự nhiên của vũ trụ, không do ai sáng tạo ra. Đức Phật là bậc Thánh vĩ đại nhất của mọi thời đại. Với cái nhìn xuyên suốt, với trí tuệ siêu việt của mình, Ngài đã tự khám phá và thấu rõ đường đi của luật Nhân Quả. Toàn bộ hệ thống giáo lý sâu sắc, tuyệt vời của đạo Phật đều đặt trên nền tảng của luật Nhân Quả Nghiệp Báo.
Luật Nhân Quả là một quy luật khách quan, công bằng tuyệt đối của vũ trụ. Tất cả mọi việc xảy ra trong vũ trụ, trong thế giới, hoặc trong kiếp sống của mỗi con người đều có nguyên nhân, không hề là chuyện ngẫu nhiên xuất hiện. Những việc chúng ta làm ở hiện tại sẽ phát sinh kết quả ở thời gian sau, trong kiếp này hay kiếp khác. Nếu không nắm vững được luật Nhân Quả, chắc chắn chúng ta sẽ hiểu sai đạo Phật, dễ rơi vào mê tín và không ứng dụng được đạo lý tốt đẹp đó cho cuộc sống của mình.
Vì lẽ đó, chúng ta cần hiểu rõ về luật Nhân Quả để biết cách giữ gìn, kiểm soát từng hành động, từng lời nói và ngay cả từng suy nghĩ của mình trong cuộc sống hàng ngày, để mỗi chúng sinh đều biết cách gieo nhân lành cho những kiếp mai sau.
Nguyện tất cả chúng sinh đều hiểu rõ luật Nhân Quả để sống và thực hành theo định luật tự nhiên của vũ trụ, để cùng nhau đi trọn trên con đường của Phật đạo.
Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.
Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, trải qua thời gian, Phật giáo với nền giáo dục đạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền bá Chánh pháp và nhanh chóng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lý đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn giúp con người trở về với bản tính "chân – thiện – mỹ".
Xã hội ngày nay đang phát triển tiến bộ về mọi mặt, đã nâng cao đời sống con người, con người ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại. Ngoài những điểm tích cực, còn có những vấn đề tiêu cực đang nổi lên hàng ngày, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, như: Vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm, bạo lực, bạo hành và thiếu niềm tin; biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên tai ngày một gia tăng; làm sao để phát triển kinh tế bền vững và nhiều vấn đề phức tạp khác, như: trí tuệ nhân tạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc sinh học…
Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyện độ sinh của các bậc chân tu thạc đức, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa dân tộc Việt Nam và nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thế độ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban trải tâm từ bi, yêu thương, soi rọi ánh sáng Phật pháp thấm nhuần sâu rộng trong đời sống người dân Việt. Trong các mối quan hệ xã hội, nếu được duy trì bằng những giá trị đạo đức thì xã hội sẽ trở nên văn minh và tiến bộ hơn.
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng