-
-
-
Tổng cộng:
-
Điều ác xin chớ làm, Duyên lành xin gắng gieo, Nội tâm giữ an nhiên, Câu thiêng Thế Tôn dạy. Từ lâu theo Thế Tôn ta được nghe, Lời kinh chân lý qua Tứ Diệu đế, Đường đi qua Tám chi không lầm mê, Vang lên cứu muôn sinh thoát luân hồi. Sống chết tái sinh mịt mùng, Nối tiếp khổ đau chập chùng, Chỉ vì bản ngã điên cuồng, Chìm vào tâm thức vô minh. Vượt qua đêm sâu tối tăm, Niết bàn hạnh phúc bình an, Tìm ra cho ta hướng đi, Con đường theo mãi về sau...
Trong thời đại mới nghi thức tụng niệm không thể chỉ là những điệu tụng cổ xưa từ hàng trăm năm trước, đạo lý cần được chuyển tải dưới nhiều hình thức hiện đại đa dạng dễ tiếp cận với mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Cuốn KINH TỤNG HẰNG NGÀY được Công Ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang tái bản, bổ sung mới một lần nữa với mong muốn truyền tải lời Phật dạy một cách dễ hiểu, tạo được cảm xúc cho người tụng lẫn người nghe. Vì chỉ có thấu hiểu được Kinh tụng thì mọi người mới khai mở được trí tuệ, đem những điều đạo lý áp dụng thực hành, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
LỜI KINH ĐƯỢC VIỆT HÓA, ANH HÓA, phổ nhạc, từ văn xuôi chuyển thành văn vần năm chữ hoặc sáu tám, để dễ tụng, dễ đọc, dễ nhớ nhưng vẫn giữ được tính chính xác, sự trang trọng, thiêng liêng.
Ngoài ra, trong cuốn Kinh tụng còn được biên soạn thêm các nghi thức như: an vị Phật, tang lễ, cúng thí thực, sám cầu siêu chúng sinh nơi địa ngục, sám cầu siêu Anh hùng liệt sĩ, kệ phóng sinh….
Phật giáo đã lan tỏa trên toàn thế giới. Nghi lễ là phương tiện văn hóa rất quan trọng đưa lời dạy Đức Phật đến gần gũi với con người hơn. Thế nên, việc có được cuốn Kinh tụng này là điều hết sức cần thiết, đóng góp vào việc Việt hóa Kinh tụng của đạo Phật Việt Nam và giúp bạn bè quốc tế tiếp cận dần với đạo Phật.
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
HỎI: Đọc kinh khác với Tụng kinh như thế nào? ĐÁP: Đọc kinh nghĩa là lấy bản kinh ra xem cho hiểu nghĩa lý trong đó, có khi đọc ra tiếng, có khi đọc thầm. Còn tụng kinh thì có khi một người có khi đông người, to tiếng ra, đồng giọng và theo một điệu nhạc của thời đại lúc bấy giờ. Tụng kinh có tính nghi lễ cao, có tính tôn trọng giáo pháp kinh điển cao, khác với đọc cho biết.
HỎI: Điệu tụng kinh là điệu nhạc của thời đại, nghĩa là gì? ĐÁP: Để tăng tính trang trọng cho nghi lễ, các tu sĩ đã dùng nhạc điệu được ưa thích của thời đại đó mà ca ngâm các bài kinh, nhằm tăng thêm sự cảm xúc cho tín đồ. Mỗi thời đại sẽ có nhạc điệu khác nhau, mỗi địa phương sẽ có nhạc điệu khác nhau, mỗi tôn giáo sẽ có nhạc điệu khác nhau, miễn sao người nghe và người tụng đều thích là được.
HỎI: Nếu bây giờ đổi qua nhạc điệu của thời đại hiện nay, sử dụng âm nhạc hiện đại để tụng kinh Phật có được không? ĐÁP: Đó là điều chắc chắn phải xảy ra. Con người ở thời đại nào sẽ ưa thích nhạc điệu của thời đại đó. Nếu bắt tín đồ tụng ca ngâm vịnh kinh điển theo nhạc điệu cổ xưa mà họ không còn ưa thích nữa thì đó là "phản truyền đạo". Các tu sĩ phải sử dụng nhạc điệu mà mọi người ưa thích để tụng ca ngâm vịnh thì mới thu hút được tín đồ.
HỎI: Âm nhạc hiện đại rất khó, các quy tắc nhạc lý tinh tế, các nhạc cụ phức tạp, thật sự không dễ cho tín đồ nắm bắt để tụng ca ngâm vịnh theo. Ngày xưa chỉ có một vài điệu nhạc đều đều đơn giản, vài nhạc cụ chuông mõ sơ sài, bây giờ đổi qua âm nhạc hiện đại cực kỳ phong phú đa dạng, sợ tín đồ không theo nổi? ĐÁP: Đừng đánh giá thấp tín đồ, họ rất thông minh, sẽ tiến bộ theo được hết. Miễn là nhạc điệu đó làm họ thích thì họ sẽ tụng ca ngâm vịnh theo được hết. Mà có sử dụng âm nhạc hiện đại thì mới chứng tỏ sự tiến bộ của tôn giáo mình. Đứng yên một chỗ đâu có hay. Cái cốt lõi giáo lý thì đừng thay đổi, nhưng các phương tiện khác phải tiến bộ theo thời đại.
➖➖➖➖
LIÊN HỆ OFFLINE
Công Ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang
28 Hoàng Diệu, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
(𝟎𝟐𝟖) 𝟑𝟖𝟒𝟔 𝟐𝟔𝟒𝟔 / (𝟎𝟐𝟖) 𝟔𝟔𝟖𝟑 𝟕𝟗𝟖𝟗
Thiền Tôn Phật Quang
Núi Dinh, thôn Chu Hải, Xã Tân Hải, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
𝟎𝟗𝟔 𝟗𝟗𝟖 𝟗𝟑 𝟗𝟔
➖➖➖➖
ĐẶT SÁCH ONLINE
www.changiac.com/kinh-sach
www.changiac.com/nhan-qua-dao-duc
www.changiac.com/thien-dinh-tri-tue
www.changiac.com/chanh-kien-chanh-phap
➖➖➖➖
GIÁC HOME
An Vui Theo Chánh Pháp
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: changiac.com/giac-home
𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞: facebook.com/GiacHome
𝐌𝐚𝐢𝐥: chanhphapanvui@giachome.com
𝐙𝐚𝐥𝐨-𝐂𝐒𝐊𝐇 (𝟐𝟒/𝟖): 𝟎𝟖𝟔 𝟓𝟎𝟖 𝟕𝟕𝟒𝟒
Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.
Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, trải qua thời gian, Phật giáo với nền giáo dục đạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền bá Chánh pháp và nhanh chóng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lý đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn giúp con người trở về với bản tính "chân – thiện – mỹ".
Xã hội ngày nay đang phát triển tiến bộ về mọi mặt, đã nâng cao đời sống con người, con người ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại. Ngoài những điểm tích cực, còn có những vấn đề tiêu cực đang nổi lên hàng ngày, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, như: Vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm, bạo lực, bạo hành và thiếu niềm tin; biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên tai ngày một gia tăng; làm sao để phát triển kinh tế bền vững và nhiều vấn đề phức tạp khác, như: trí tuệ nhân tạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc sinh học…
Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyện độ sinh của các bậc chân tu thạc đức, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa dân tộc Việt Nam và nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thế độ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban trải tâm từ bi, yêu thương, soi rọi ánh sáng Phật pháp thấm nhuần sâu rộng trong đời sống người dân Việt. Trong các mối quan hệ xã hội, nếu được duy trì bằng những giá trị đạo đức thì xã hội sẽ trở nên văn minh và tiến bộ hơn.
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng