-
-
-
Tổng cộng:
-
Đi trên con đường đời ta vì bị vô minh, bản ngã dẫn dắt nên luôn tạo nhiều nghiệp chướng và phải tái sinh ở kiếp khác để trả nghiệp. Sự xuất hiện của ta ở kiếp trước, sự tái sinh của ta ở kiếp sau được hình thành bởi hai yếu tố: Một là do tâm ta còn ái luyến nên thúc đẩy ta phải tái sinh; Hai là những nghiệp thiện ác mà ta đã gieo, những món nợ mà ta đã vay với chúng sinh đều phải trả lại sau khi tái sinh.
Đường đời càng đông thì càng khó đi, đường đạo càng đông càng dễ đi.
Trên đường đời, có quyền lực là chiếm ưu thế. Trên đường đạo, có đạo đức là chiếm ưu thế.
Đời cho ta buồn vui thương ghét… Đạo cho ta sự tĩnh lặng.
Đường đời là tính toán, mưu toan. Đường đạo là thanh thản, bất cần.
Đường đời đi theo bản ngã. Đường đạo thoát khỏi bản ngã.
Đường đời đưa ta đến tái sinh, luân hồi. Đường đạo đưa ta đến giải thoát, chấm dứt sự tái sinh.
Tuy đường đời, đường đạo là hai lối rẽ khác nhau nhưng lại rất cần nhau.
Kính mời Quý Phật tử cùng đón đọc ấn phẩm ĐƯỜNG ĐỜI ĐƯỜNG ĐẠO để biết cách ứng dụng đạo trong cuộc sống. Đạo cho ta cách để sống trong cuộc đời này cho tốt, cho đẹp, để rồi ta bay lên và vượt thoát khỏi cuộc đời.
Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.
Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, trải qua thời gian, Phật giáo với nền giáo dục đạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền bá Chánh pháp và nhanh chóng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lý đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn giúp con người trở về với bản tính "chân – thiện – mỹ".
Xã hội ngày nay đang phát triển tiến bộ về mọi mặt, đã nâng cao đời sống con người, con người ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại. Ngoài những điểm tích cực, còn có những vấn đề tiêu cực đang nổi lên hàng ngày, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, như: Vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm, bạo lực, bạo hành và thiếu niềm tin; biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên tai ngày một gia tăng; làm sao để phát triển kinh tế bền vững và nhiều vấn đề phức tạp khác, như: trí tuệ nhân tạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc sinh học…
Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyện độ sinh của các bậc chân tu thạc đức, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa dân tộc Việt Nam và nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thế độ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban trải tâm từ bi, yêu thương, soi rọi ánh sáng Phật pháp thấm nhuần sâu rộng trong đời sống người dân Việt. Trong các mối quan hệ xã hội, nếu được duy trì bằng những giá trị đạo đức thì xã hội sẽ trở nên văn minh và tiến bộ hơn.
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng