-
-
-
Tổng cộng:
-
Nếu thiếu nền tảng đạo đức mà khoa học kỹ thuật cứ phát triển, thì thế giới sẽ tận diệt, con người sẽ giết nhau nhanh hơn, nhiều hơn. Nên vì vậy, nhân loại đang cần những con người biết giữ gìn giềng mối tâm linh đạo đức. Đó là những người sẽ tấn Giới, sẽ đăng đàn thọ Giới, sẽ suốt đời chiến đấu với bản thân mình, từng giờ từng phút thúc liễm thân tâm, để trở thành bậc mô phạm về đạo đức cho thế giới này.
GIỚI ĐỊNH TUỆ là ba môn học căn bản của Phật giáo. Nhưng thực ra đây không phải là ba giai đoạn theo trình tự từ Giới sinh Định, từ Định phát Tuệ, mà có mối tương quan mật thiết với nhau như một vòng tròn khép kín. Trong đó, Giới luật là những điều ngăn cấm từ kim khẩu của Phật thuyết chế ra thành Giới pháp, Giới tướng, để các chúng đệ tử Phật thực hành Giới hạnh, nghiêm trì Giới đức nhằm ngăn ngừa tất cả tội lỗi và giữ gìn thân khẩu ý được thanh tịnh. Giới chính là khuôn vàng thước ngọc cho hậu thế muôn đời.
Thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, nhưng sự căng thẳng giữa khoa học và lương tâm, giữa kỹ thuật và đạo đức đã lên tới cực điểm, trở thành mối đe dọa cho toàn thế giới thì con người đang cần tâm linh hơn bao giờ hết.
Nếu thiếu nền tảng đạo đức mà khoa học kỹ thuật cứ phát triển, thì thế giới sẽ tận diệt, con người sẽ giết nhau nhanh hơn, nhiều hơn. Nên vì vậy, nhân loại đang cần những con người biết giữ gìn giềng mối tâm linh đạo đức. Đó là những người sẽ tấn Giới, sẽ đăng đàn thọ Giới, sẽ suốt đời chiến đấu với bản thân mình, từng giờ từng phút thúc liễm thân tâm, để trở thành bậc mô phạm về đạo đức cho thế giới này.
Quý Thầy phải hiểu trách nhiệm của mình để tinh tấn tu hành, tiếp tục truyền lại cảm xúc, truyền lại niềm tin, trở thành tấm gương cho đàn em mình nối tiếp mạng mạch của Phật pháp. Từ những người nghiêm trì Giới luật, Giới hạnh sáng ngời đó, cũng là nguồn năng lực to lớn đóng góp cho sự hòa hợp, lớn mạnh của Tăng đoàn. Chúng sinh nhờ đó mà vững niềm tin với Tam Bảo. Vì vậy, giữ Giới là một công đức lớn và giữ Giới cũng chính là giữ cho mạng mạch Phật pháp mãi trường tồn.
TRÍCH LƯỢC NỘI DUNG
☆________
SỰ TRÌ GIỚI CHÂN THẬT
Người xưa có câu: "Đạo cao long hổ phục. Đức trọng quỷ thần khâm". Nghĩa là, người tu hành có đạo đức cao thượng, tôn quý, khiến thiên long quỷ thần cảm động, tự nhiên đến ủng hộ.
Ví dụ, một vị đạo cao đức trọng đi qua một đoạn đường hay xảy ra tai nạn. Vị này khởi tâm thương xót, rồi chú nguyện cho mọi người được an lành. Trước cái uy của một vị giới hạnh trong sạch khiến cho quỷ thần, Thổ thần cũng phải kính phục và gia hộ cho tất cả những ai đi qua con đường đó được may mắn.
Tại sao vị đó giữ Giới mà có uy đức như vậy? Bởi vì đây là sự chiến đấu cả một đời vất vả chứ không phải sơ sơ mà thành được. Để có thể giữ được Giới hạnh trong sạch, ta nhớ là phải tu cả ba môn vô lậu học đầy đủ Giới – Định – Tuệ thì mới thành tựu được Giới Châu. Lúc đó, Giới thực sự trở thành điều thánh thiện, điều mầu nhiệm trong cuộc đời của một tu sĩ, của một vị Tỳ kheo.
Ví dụ, có người không tu đồng hành tam vô lậu học mà chỉ chuyên trì Luật, thì hễ gặp chuyện gì cũng sẽ bắt bẻ. Vừa bước xuống chánh điện, người đó nhìn xuống chân một người khác rồi nói: "Xin lỗi, mời anh ra sắp lại đôi dép". Hoặc, vừa bước chân ra, áo hơi xốc xếch, ông nói: "Anh chỉnh áo lại", khiến mình không có niềm vui trong sự tu hành. Tại sao? Vì thiếu Định, thiếu Tuệ.
Giới mà trong tay người có Định, có Tuệ sẽ trở thành tình yêu thương, bao dung, tha thứ. Những vị đó giữ Giới nhưng không trở thành sự cố chấp, họ dạy mình điều đúng điều sai, nâng đỡ mình lên trong tình yêu thương, làm cho mình ấm áp. Mình thấy lỗi và hạnh phúc để sửa lỗi.
Ví dụ, hôm đó mình lỡ nổi nóng với huynh đệ. Vậy là mình đã phạm Giới. Người ta chỉ lỗi mình phải hoan hỷ lắng nghe. Nhưng vì mình tự ái nên cãi lại và bị Thầy gọi lên để la rầy, trách phạt. Nếu Thầy của mình là người trì Luật, ông sẽ rầy mắng, nhiếc móc rất nặng nề, khiến mình đau khổ, buồn tủi vô cùng.
Nhưng nếu Thầy trì Luật mà có đủ cả Giới – Định – Tuệ, ông sẽ phân tích cho mình thấy cái lỗi đó nguy hiểm thế nào, gây quả báo ra sao. Rồi Thầy răn dạy: "Từ đây, khi mà sư huynh rầy con, con phải hết sức hoan hỷ, vui mừng, biết ơn và quỳ xuống lạy sư huynh chứ không được đứng mà cãi. Làm như thế sẽ gây tổn thương đạo nghiệp của con, mà tổn thương cả tình huynh đệ trong chùa". Nghĩa là, mỗi lời dạy của ông, mình thấy cả một trời yêu thương trong đó. Vì ông nói bằng lòng từ bi, yêu thương của một người đủ Giới, đủ Định, đủ Tuệ nên mình mềm lòng ra. Và đó là sự trì Giới chân thật.
BA TÍNH CHẤT CỦA GIỚI – ĐỊNH – TUỆ
Mỗi tính chất của Tam Vô Lậu học đều có sự khác nhau. Giới thì cần ý chí, nên người mà giữ Giới có nét mặt nghiêm nghị, cứng rắn, mạnh mẽ. Người có Thiền Định thì phong cách của họ trầm tĩnh, khoan hòa, điềm đạm. Đó là tính chất của Thiền Định. Còn người có gương mặt sáng tỏ, đôi mắt sáng lấp lánh, thần quang có vẻ quang minh, thì hiểu rằng con người này thành tựu về Tuệ, đi về con đường Tuệ, người đó biết tội, biết phước, biết nhân, biết quả, biết mục tiêu vô ngã và quan trọng là biết lỗi mình.
Tại sao nói rằng "quan trọng là biết lỗi mình"? Ta thấy trong cuộc sống tu hành, nhiều người rất hiểu kinh luận, rất giỏi lý luận, thuyết giảng hấp dẫn cũng nói được về nhân quả, tội phước, về mục tiêu giải thoát giác ngộ. Tuy nhiên, người không có Tuệ có thể bắt lỗi người khác rất giỏi, có thể nói kinh rất giỏi mà không bao giờ nhìn lại để thấy lỗi mình. Và nhìn vào người đó, ta thấy gương mặt họ u ám, vì bị mất cái gốc là không tự thấy được lỗi. Nhưng người có trí tuệ, họ thấy được lỗi, phát hiện lỗi của mình từ trong mầm mống nội tâm sâu kín. Như vậy, nếu có ai hỏi: trí tuệ là gì? Ta có thể trả lời: Là thấy được lỗi mình.
Ta thấy ba tính chất của Tam vô lậu học vừa khác nhau, vừa tương tác lẫn nhau mà ta phải trau dồi: Thứ nhất, tính chất của Giới là ý chí. Thứ hai, tính tính chất của Thiền Định là sự trầm tĩnh, điềm đạm. Thư ba, tính chất của Tuệ là sáng suốt. Mà sáng suốt tới đâu? – Tới chỗ biết được lỗi của mình.
Kính mời Quý Phật tử cùng đón đọc!
LIÊN HỆ THỈNH PHÁP
Thiền Tôn Phật Quang- Núi Dinh, thôn Chu Hải, Xã Tân Hải, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Công Ty Văn Hóa Pháp Quang- 28 Hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.
Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, trải qua thời gian, Phật giáo với nền giáo dục đạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền bá Chánh pháp và nhanh chóng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lý đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn giúp con người trở về với bản tính "chân – thiện – mỹ".
Xã hội ngày nay đang phát triển tiến bộ về mọi mặt, đã nâng cao đời sống con người, con người ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại. Ngoài những điểm tích cực, còn có những vấn đề tiêu cực đang nổi lên hàng ngày, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, như: Vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm, bạo lực, bạo hành và thiếu niềm tin; biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên tai ngày một gia tăng; làm sao để phát triển kinh tế bền vững và nhiều vấn đề phức tạp khác, như: trí tuệ nhân tạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc sinh học…
Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyện độ sinh của các bậc chân tu thạc đức, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa dân tộc Việt Nam và nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thế độ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban trải tâm từ bi, yêu thương, soi rọi ánh sáng Phật pháp thấm nhuần sâu rộng trong đời sống người dân Việt. Trong các mối quan hệ xã hội, nếu được duy trì bằng những giá trị đạo đức thì xã hội sẽ trở nên văn minh và tiến bộ hơn.
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng