-
-
-
Tổng cộng:
-
Ngày nay, người ta xem cách ứng xử là một nghệ thuật trong giao tiếp để mối quan hệ giữa người với người được hài hòa hơn. Không chỉ dừng lại ở đó, việc đối nhân xử thế còn để tu dưỡng bản thân, để đề cao đạo đức, để thể hiện cái nhân, cái nghĩa, cái tình. Người càng có đạo đức thì cách ứng xử càng chuẩn mực. Từ cách ứng xử chuẩn mực của từng cá nhân trở thành văn hóa ứng xử chung của cả một dân tộc.
Thời xưa, lễ hay còn gọi là cách ứng xử, được xem là tiêu chuẩn đánh giá đạo đức của một con người. Dù là bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi đâu đều phải hiểu và cư xử cho đúng mực. Từ việc đi đứng nằm ngồi, ăn uống, chào hỏi, giao tiếp… đều phải được làm theo những quy tắc ứng xử thích hợp.
Ngày nay, người ta xem cách ứng xử là một nghệ thuật trong giao tiếp để mối quan hệ giữa người với người được hài hòa hơn. Không chỉ dừng lại ở đó, việc đối nhân xử thế còn để tu dưỡng bản thân, để đề cao đạo đức, để thể hiện cái nhân, cái nghĩa, cái tình. Người càng có đạo đức thì cách ứng xử càng chuẩn mực. Từ cách ứng xử chuẩn mực của từng cá nhân trở thành văn hóa ứng xử chung của cả một dân tộc.
Nhận ra tầm quan trọng của văn hóa ứng xử, đồng thời cũng muốn góp phần bảo tồn nét đẹp truyền thống của dân tộc, Công ty Văn Hóa Pháp Quang đã biên soạn BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ cho Thanh niên Phật tử theo lời chỉ dạy của Tiến Sĩ Thượng Tọa Thích Chân Quang nhằm nâng cao phẩm chất, tư cách, oai nghi, phong thái của người thanh niên Phật tử lên mức độ văn minh quốc tế và gần với mức độ Oai nghi của người xuất gia. Nó là thứ "luật mềm" mang tính định hướng khuyến khích mọi người tự giác làm theo.
➖➖➖➖
LIÊN HỆ OFFLINE
Công Ty TNHH Văn Hóa Pháp Quang
28 Hoàng Diệu, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
(𝟎𝟐𝟖) 𝟑𝟖𝟒𝟔 𝟐𝟔𝟒𝟔 / (𝟎𝟐𝟖) 𝟔𝟔𝟖𝟑 𝟕𝟗𝟖𝟗
Thiền Tôn Phật Quang
Núi Dinh, thôn Chu Hải, Xã Tân Hải, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
𝟎𝟗𝟔 𝟗𝟗𝟖 𝟗𝟑 𝟗𝟔
➖➖➖➖
ĐẶT SÁCH ONLINE
www.changiac.com/kinh-sach
www.changiac.com/nhan-qua-dao-duc
www.changiac.com/thien-dinh-tri-tue
www.changiac.com/chanh-kien-chanh-phap
➖➖➖➖
GIÁC HOME
An Vui Theo Chánh Pháp
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: changiac.com/giac-home
𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞: facebook.com/GiacHome
𝐌𝐚𝐢𝐥: chanhphapanvui@giachome.com
𝐙𝐚𝐥𝐨-𝐂𝐒𝐊𝐇 (𝟐𝟒/𝟖): 𝟎𝟖𝟔 𝟓𝟎𝟖 𝟕𝟕𝟒𝟒
Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.
Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, trải qua thời gian, Phật giáo với nền giáo dục đạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền bá Chánh pháp và nhanh chóng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lý đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn giúp con người trở về với bản tính "chân – thiện – mỹ".
Xã hội ngày nay đang phát triển tiến bộ về mọi mặt, đã nâng cao đời sống con người, con người ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại. Ngoài những điểm tích cực, còn có những vấn đề tiêu cực đang nổi lên hàng ngày, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, như: Vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm, bạo lực, bạo hành và thiếu niềm tin; biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên tai ngày một gia tăng; làm sao để phát triển kinh tế bền vững và nhiều vấn đề phức tạp khác, như: trí tuệ nhân tạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc sinh học…
Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyện độ sinh của các bậc chân tu thạc đức, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa dân tộc Việt Nam và nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thế độ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban trải tâm từ bi, yêu thương, soi rọi ánh sáng Phật pháp thấm nhuần sâu rộng trong đời sống người dân Việt. Trong các mối quan hệ xã hội, nếu được duy trì bằng những giá trị đạo đức thì xã hội sẽ trở nên văn minh và tiến bộ hơn.
Giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng