NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ & PHÁP LUẬT VIỆT NAM- Tiến sĩ Luật học VƯƠNG TẤN VIỆT (Human Resposibilities In International Law And VietNamese Law)

150.000₫

Thông tin sản phẩm

Thương hiệu: CHÂN GIÁC Tình trạng: Còn hàng

Thật may mắn khi được đọc bản Luận án Tiến sĩ của Người, chúng ta mới thấy cả một chân trời tri thức, đạo đức mới mở ra trước mắt mình. Hôm nay chúng ta cũng phải gửi lời cảm ơn đến Thượng tọa - Người giúp chúng ta thay đổi thái độ sống, biết cống hiến, phụng sự nhiều hơn; Người không ngại thay đổi, không sợ đối đầu với những quan điểm, tư tưởng lạc hậu, dũng cảm vẽ ra hướng đi mới cho cả thế giới. Nhờ sự thay đổi này, con người chúng ta trở nên tích cực, sống có ích, thế giới cũng tránh được sự tan vỡ, đau khổ, trở nên hạnh phúc, bền vững hơn.

Số lượng:

Đây là cuốn sách được biên soạn từ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC, đề tài NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ & PHÁP LUẬT VIỆT NAM. Luận án Tiến sĩ này đã được NCS. VƯƠNG TẤN VIỆT bảo vệ thành công tại trường Đại học Luật Hà Nội- 09/12/2021.

Tác giả đã xây dựng nên một hệ thống lý luận chặt chẽ về Nghĩa Vụ Con Người dưới nhiều góc nhìn khác nhau như pháp luật, đạo đức, triết học, tôn giáo... Đặc biệt, với những nội dung gợi ý phong phú, đầy đủ và thuyết phục, cuốn sách hướng tới kêu gọi các nước đệ trình lên Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua TUYÊN NGÔN TOÀN CẦU VỀ NGHĨA VỤ CON NGƯỜI. Để từ đó, nhân loại nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của Nghĩa Vụ Con Người, và kết hợp với Tuyên Ngôn Quốc Tế về Quyền Con Người, tạo thành đôi cánh vững chắc cho thế giới bay lên.

Lý tưởng sống của con người là đi tìm hạnh phúc cho người khác. ĐẠO ĐỨC LÀ GỐC CỦA HẠNH PHÚC. Khi ta đem đạo đức đến cho người nào thì người đó sẽ có hạnh phúc. Và bến đỗ của Tiến Sĩ Luật học Thượng Tọa THÍCH CHÂN QUANG là đạo Phật, vì Phật Pháp có nguồn đạo đức, đạo lý rất lớn để khai thác, ứng dụng, tu dưỡng và để chia sẻ lại cho nhiều người.

"MỖI NGƯỜI ĐẾN VỚI THẾ GIỚI NÀY ĐỀU CÓ TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG THẾ GIỚI TỐT ĐẸP HƠN, ĐỂ CÙNG NHAU THỤ HƯỞNG NHỮNG QUYỀN VÀ HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI ĐÓ." 

(Slogan được viết trong luận án NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM)

"COMING TO THIS WORLD, EVERYONE HAS THE RESPONSIBILITY TO MAKE IT BETTER, THEN WE TOGETHER CAN ENJOY THE RIGHTS AND HAPPINESS HERE."

TRÍCH LƯỢC NỘI DUNG
☆________ 

QUYỀN TỰ DO là một trong những Quyền quan trọng nhất của con người. Tự do nghĩa là được làm được nói những gì mình muốn. Khi được làm được nói những gì mình muốn, con người cảm thấy hạnh phúc. Bởi vì Quyền tự do là một yếu tố tạo nên hạnh phúc, nên nó phải được bảo đảm bằng pháp luật (quốc tế cũng như quốc gia). Chẳng hạn, Quyền tự do được quy định trang trọng trong Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của Hoa Kỳ- Điều 1; Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền năm 1789 của Pháp; hay Điều 1 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền năm 1948...

QUYỀN TỰ DO mang lại nhiều ý nghĩa tích cực như cho phép con người được tự do mưu sinh nuôi sống bản thân mình, tự do theo đuổi những sở thích cá nhân chính đáng, tự do tìm tòi sáng tạo, và tự do làm điều thiện cống hiến cho xã hội (nếu như họ có thiện chí). Nhưng ngược lại, Quyền tự do cũng có mặt trái của nó. Đó là trong khi tự do hành động theo ý muốn, con người cũng có thể gây tạo tội lỗi, làm tổn hại cho cộng đồng. Thực tế, một số người đã nhân danh Quyền tự do để vi phạm pháp luật.

Như đã đề cập ở trên, Quyền con người không tách rời Nghĩa Vụ con người. Nhưng hiện nay, nhân loại đã ca ngợi quá nhiều về Quyền tự do mà ít chú trọng về Nghĩa Vụ của con người khi thụ hưởng những Quyền tự do đó. Điều này là không công bằng và đã gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Con người không thể thiếu QUYỀN TỰ DO để được sống hạnh phúc, nhưng con người cũng cần có NGHĨA VỤ CỦA SỰ TỰ DO để ngăn chặn sự nguy hiểm đến từ mặt trái của nó.

Vì con người có QUYỀN TỰ DO, có thể làm những điều mình muốn, thế nên con người cũng có NGHĨA VỤ KIỂM SOÁT ý muốn của mình sao cho chỉ muốn làm những điều tốt đẹp, đúng pháp luật, đúng luân lý xã hội, đúng với lương tâm đạo đức, để không gây tổn hại cho người khác, không gây tổn hại cho cộng đồng, không gây tổn hại cho đất nước, không gây tổn hại cho nhân loại.

Chẳng hạn, trẻ em trong gia đình phải được cha mẹ dạy dỗ uốn nắn kỹ lưỡng, chứ không phải được tự do hoàn toàn theo ý muốn. Con người sống trong khu phố phải tuân theo các quy ước trong khu phố đó, chứ không phải hoàn toàn được tự do theo ý mình. Còn người có đạo đức cao thì tự mình kiểm soát được ý muốn của bản thân một cách sâu sắc để không làm điều tội lỗi, mà chỉ làm những điều tốt đẹp cho người khác.

TRÍCH LƯỢC NỘI DUNG
☆________ 

TUYÊN NGÔN TOÀN CẦU VỀ NGHĨA VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 12: Vì con người có Quyền được sống trong một môi trường trong lành, thế nên con người cũng có Nghĩa Vụ cùng nhau bảo vệ môi trường trong sạch, bao gồm cả bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ các môi trường nước, không khí, sự yên tĩnh, sự chiếu sáng...

1. Con người có Nghĩa Vụ bảo vệ rừng cây, sự đa dạng sinh học trong rừng, các loài thú có nguy cơ tuyệt chủng, các dòng chảy trong rừng.

2. Con người có Nghĩa Vụ phục hồi lại rừng bằng cách trồng nhiều cây xanh để tăng độ bao phủ của thảm thực vật lên hành tinh.

3. Việc tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch làm thải ra Carbonic gây hiệu ứng nhà kính tai hại, thế nên con người có Nghĩa Vụ giảm hẳn việc tiêu thụ nhiên liệu này, kêu gọi nhau giảm hẳn việc tiêu thụ nhiên liệu này.

4. Rác thải đang trở thành gánh nặng toàn cầu, thế nên con người có Nghĩa Vụ điều chỉnh cuộc sống sao cho ít tạo ra rác thải nhất, đồng thời tìm cách tái chế lại rác thải để cuối cùng không còn thứ gì bị vứt bỏ cả.

Hi vọng rằng tác phẩm sẽ tạo cảm hứng và làm tiền đề cho các học giả tiếp tục nghiên cứu vấn đề này chuyên sâu hơn trong tương lai.

LIÊN HỆ THỈNH PHÁP
Thiền Tôn Phật Quang- Núi Dinh, thôn Chu Hải, Xã Tân Hải, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Công Ty Văn Hóa Pháp Quang- 28 Hoàng Diệu, P.10, Q.Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh và mạnh mẽ, những nhận thức mới về giá trị cho phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét. Một trong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồn lực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc, quốc gia.

Phật giáo đã có mặt trên đất nước Việt Nam cách đây hơn 2000 năm, trải qua thời gian, Phật giáo với nền giáo dục đạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền bá Chánh pháp và nhanh chóng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua mỗi giai đoạn, Phật giáo đều có vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lý đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn giúp con người trở về với bản tính "chân – thiện – mỹ".

Xã hội ngày nay đang phát triển tiến bộ về mọi mặt, đã nâng cao đời sống con người, con người ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội đương đại. Ngoài những điểm tích cực, còn có những vấn đề tiêu cực đang nổi lên hàng ngày, cần sự quan tâm, chung sức giải quyết ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, như: Vấn đề suy thoái đạo đức, con người trở nên vô cảm, bạo lực, bạo hành và thiếu niềm tin; biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên tai ngày một gia tăng; làm sao để phát triển kinh tế bền vững và nhiều vấn đề phức tạp khác, như: trí tuệ nhân tạo, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc sinh học…

Mục đích ra đời của đạo Phật là để khơi nguồn tuệ giác trong đời sống nhân gian, đem lại ánh sáng giác ngộ và tinh thần giải thoát cho nhân loại. Phật giáo chưa bao giờ tách khỏi tế bào xã hội mà thay vào đó Phật giáo có những phương thức hữu hiệu để giúp xã hội phát triển bền vững và giải quyết những vấn đề nóng ở cấp độ toàn cầu.

Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyện độ sinh của các bậc chân tu thạc đức, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa dân tộc Việt Nam và nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thế độ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban trải tâm từ bi, yêu thương, soi rọi ánh sáng Phật pháp thấm nhuần sâu rộng trong đời sống người dân Việt. Trong các mối quan hệ xã hội, nếu được duy trì bằng những giá trị đạo đức thì xã hội sẽ trở nên văn minh và tiến bộ hơn.

Với nguyện mong góp phần kết nối giữa đạo và đời, GIAC HOME được thành lập với hệ thống Văn Hóa Phẩm Phật Giáo Thiền Tôn Phật Quang về Nhân Qủa, Đạo Đức, Thiền Định do Công Ty Văn Hóa Pháp Quang sản xuất, các sản phẩm với Tình Yêu & Lòng Biết Ơn Mẹ Trái Đất theo sự giáo dưỡng của Sư Phụ Thượng Chân Hạ Quang. Nguyện 10 phương Tam Bảo gia hộ GIÁC được kết duyên lành cùng quý Thiện hữu xa gần, mọi người biết nỗ lực hoàn thiện bản thân, tu dưỡng nội tâm, đem lợi ích an vui đến mọi người chung quanh, phần nào xây dựng xã hội phát triển, có thêm nhiều những con người hiền thiện, hữu ích, tinh cần đắp xây những điều lợi lạc cho cuộc sống.

SẢN PHẨM MỚI

popup

Số lượng:

Tổng tiền: